Phần mái nhà bảo vệ đóng vai trò quan trọng cho tổng thể của một chốt bảo vệ. Không chỉ chú ý đến giá thành mà chúng ta còn phải xem xét đến việc thiết kế mái nhà bảo vệ phù hợp với điều kiện thời tiết và vật liệu an toàn giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và tăng độ bền của sản phẩm. Qua bài viết này, SGC online muốn giới thiệu cho các nhà đầu tư một số kiểu mái nhà bảo vệ để bạn có thể lựa chọn cho công trình của mình.
1. Nhà bảo vệ mái dốc
- Nhà mái dốc là kiểu mái được sử dụng nhiều trong cabin bảo vệ. Mái được tạo với phương ngang một góc nhất định. Độ dốc sẽ tùy thuộc vào vật liệu xây dựng phần mái, diện tích của cabin bảo vệ. Độ dốc của mái càng lớn thì việc thoát nước, chống dột và thấm nước càng tốt. Tất nhiên, độ dốc của mái cần tương thích với hình thức và công năng công trình của bạn.
- Tùy thuộc vào nhiều hình thức khác nhau, mái dốc có nhiều kiểu như mái một dốc, mái hai dốc, mái bốn dốc. Có hai bộ phận chính trong kết cấu mái dốc chính là sườn mái và phần che lợp.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ nổi bật hơn so với loại mái bằng
- Giúp cho việc thoát nước, chống dột và thấm nước nhanh.
- Tạo không gian làm việc thoáng đãng, mát mẻ.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.
Nhược điểm:
- Di chuyển và xây dựng mái dốc khó khăn hơn.
- Diện tích mái không được tận dụng triệt để.
2. Nhà bảo vệ mái bằng
Mái nhà bảo vệ sẽ được phủ một lớp mái liền cho toàn bộ nhà. Mái bằng mang đến cho phần mái nhà bảo vệ có tính thẩm mỹ sang trọng và hiện đại. Mái bằng đơn giản này sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu của nhiều công trình.
Ưu điểm:
- Độ dốc nhỏ từ 5 – 8%, có thể chịu được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt
- Kết cầu bền và có khả năng chống cháy cao.
Nhược điểm:
- Khả năng cách nhiệt và tỏa nhiệt kém.
- Do vật liệu xây dựng là bê tông, sắt nên khối lượng mái nhà sẽ nặng hơn so với những kiểu mái khác
3. Nhà bảo vệ mái chóp nhọn
Mái nhọn được cấu tạo từ hai bên sườn dốc xuất phát từ một điểm tạo thành hai tam giác bên hông của nhà bảo vệ. Kiểu mái nhà bảo vệ này phù hợp với các điều kiện thời tiết có nhiều mưa. Bốt gác bảo vệ này có thể lắp đặt tại các khu trung tâm văn hóa, siêu thị, khu thương mại,…
Ưu điểm:
- Thiết kế đơn giản, dễ dàng thi công.
- Giá thành tương đối tiết kiệm.
- Giúp thoát nước mưa nhanh hơn.
- Tạo không gian mát mẽ, thoáng đãng.
- Tính thẩm mỹ tinh tế, sang trọng.
Nhược điểm:
Dễ bị ảnh hưởng bởi gió mạnh nếu không được gia cố chắc chắn.
4. Nhà bảo vệ mái bo tròn
Kiểu mái bo tròn được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho công trình bởi kiểu dáng đơn giản nhưng vẫn đem lại sự thẩm mỹ cao. Mái được uốn cong theo công nghệ uốn hiện đại với độ chính xác cao. Mái nhà bảo vệ này được lắp đặt ở nhiều công trình, vị trí khác nhau.
Ưu điểm:
- Thiết kế đơn giản nhưng có tính thẩm mỹ cao.
- Độ bền cao, tuổi thọ lâu giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa.
- Tiết kiệm thời gian thi công.
- Có thể chịu đựng trong các môi trường thời tiết khắc nghiệt.
Nhược điểm:
Khó tản nhiệt khi ở dưới thời tiết nắng nóng.